Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

PHẦN VII. CÁC MỐI LIÊN QUAN



I. XƯƠNG ĐẦU RỐI LOẠN

XƯƠNG ĐẦU RỐI LỌAN TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CHỨNG BỆNH.

******

I. VÙNG ĐỈNH:

Thùy đỉnh trên, vùng

A. liên quan đến tuyến yên, (Bách hội), củ xám, tuyến tùng (tác động từ đỉnh đầu)

Cảm giác tòan thân, cảm giác ngoài da.

Phối hợp: tiếp nhận (nhận thức, suy nghỉ (tư duy), phản ứng kịp thời bằng chỉ huy ứng sử thích hợp của Thần kinh trung ương và thần kinh tự chủ ( thần kinh thực vật), các chức năng chức phận.

II. VÙNG RÃNH TRUNG TÂM ROLANDO:

Thần kinh trung ương dẫn truyền đến những nơi xa nhất: tứ chi, ngón chân, ngón tay, các khớp ngón, khủy gối... hành động theo thần kinh trung ương chỉ huy.

III. VÙNG TRÁN:

Hồi trán trên, hồi trán giữa và hồi trán dưới đến điểm cực trán tuyến yên, củ xám, tuyến tùng (tác động từ phía trước) làm cho thần kinh trung ương liên quan đến cảm giác tòan thân và cảm giác ngòai da được củng cố.

IV. VÙNG THÁI DƯƠNG:

Hồi thái dương trên, hồi thái dương giữa và hồi thái dương dưới, vùng B liên quan đến vùng nghe ( thính giác) để tiếp nhận (nhận thức), suy nghĩ (tư duy), phản ứng kịp thời bằng chỉ huyứng xử thích hợp của thần kinh trung ương và thần kinh tự chủ ( động não, tình cảm, ngôn ngử, cử chỉ, hành động... )

V. VÙNG RẢNH SYLVIRUS:

Tác động vùng C1 liên quan đến vị giác(nếm) và vùng C2 liên quan đến khứu giác (ngửi) để thần kinh trung ương nhận biết để có ứng xử kip thời.

VI. VÙNG CHÂN MÀY, HỐC MẮT VÀ MẮT:

Tác động liên quan đến chi trên ( vai, cánh tay), mắt ( thị giác) để nhận biết thể hiện tình cảm kịp thời.

VII. VÙNG SỐNG MŨI, LỖ MŨI:

Tác động liên quan đến: cột sống, sự sống, hít thở, tim, thần kinh tự chủ ( thực vật) và thần kinh trung ương về sự sống: hô hấp và tuần hòan.

VIII. VÙNG XOANG MÁ:

Tác động liên quan đến: Phổi (hô hấp) xoang, sườn.

IX. VÙNG HÀM TRÊN + TRÊN MÔI TRÊN:

Tác động liên quan đến chân răng hàm trên, thân, dạ dày, gan, ruột non, giữa rảnh dọc môi trên là nhân trung và hai bên là dịch hòan, hai đùi vế chân.

X. VÙNG HÀM DƯỚI +DƯỚI MÔI DƯỚI.

Tác động liên quan đến: chân răng hàm dưới, thận, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hai cẳng chân.

XI. VÙNG MẠC CẮN: GỐC HÀM DƯỚI:

Tác động liên quan đến: Thần kinh hàm dưới và động mạch hàm ( bụng má ngang miệng) 2 đầu gối.

XII. VÙNG CẰM:

Tác động liên quan đến: Bàng quang, bàn chân. XIII. VÙNG TAI:

Tác động liên quan đến: Thính giác ( thần kinh trung ương nhận biết), phản ảnh cơ thể hiện trạng.

XIV. VÙNG CHẪM:

Hồi chẫm trên, hồi chẩm dưới, đường gáy trên của sọ đến cực chẫm liên quan đến tiểu não, hành tủy, vùng D: vùng nhìn ( thị giác).

Chú ý: * Khi thăm khám và tác động vào các vùng đầu (hộp sọ và mặt) phải hết sức nhẹnhàng để phát hiện sự bình thường hay không bình thường về nhiệt độ, gân, cơ, xương và cảm giác.

*Ta được phép tác động vào những vùng, những điểm không bình thường cho trở lại bình thường từ lực tối thiểu của một ngón tay đến lực tối đa của một bàn tay.

*Riêng hai hốc mắt chỉ được tác động bằng thủ thuật vuốt nhẹ của một ngón tay.

=Trước khi chữa cần:

Quan sát kỷ sắc mặt bệnh nhân để biết họ có bệnh gì. Nếu cần thì hỏi bệnh nhân cho rõ bệnh hơn.

= Trong khi chữa cần:

Kiểm tra, theo dõi về cảm giác, gân cơ, xương nhưng chủ yếu là nhiệt độ thay đổi, nếu thay đổi thuận chiều là có kết quả, tiếp tục tác động đạt ngưỡng thì ngừng. Nếu không thay đổi thì phải xác định lại trọng khu, trọng điểm để tác động đúng thủ thuật, đúng nguyên tắc của phương pháp Tác động Đầu và Cột sống.

II. ĐỐT SỐNG & TIẾT CƠ RỐI LỌAN

ĐỐT SỐNG & TIẾT CƠ RỐI LỌAN - TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CHỨNG BỆNH.

******

Gồm có 4 bài:

bài 1: Vùng cổ
 bài 2: Vùng D
 bài 3: vùng Lưng
 bài 4: vùng S

========

Lưu trữ Blog