2.1.1. Định nghĩa
Hãn pháp là
dùng các thuốc cho ra mồ hôi tạo thành bài thuốc để đưa tà khí ra ngoài, chỉ
dùng khi bệnh còn ở biểu không cho truyền bệnh vào trong (lý).
2.1.2. Ứng dụng lăm sàng
Dùng hãn
pháp để chữa các bệnh sau:
a. Ngoại cảm
phong hàn:
Cảm mạo
phong hàn: sợ rét, nóng ít, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, mạch phù, dùng
các thuốc tân ôn giải biểu như quế chi, tía tô, gừng... Trong chứng cảm mạo
phong hàn có hai loại: có mồ hôi, mạch phù nhược gọi là biểu hư dùng bài Quế
chi thang (Quế chi, Bạch thược, Gừng tươi, Đại táo, Cam thảo), không có mồ hôi
mạch phù khẩn gọi là biểu thực dùng bài Ma hoàng thang (Ma hoàng, Quế chi, Hạnh
nhân, Cam thảo).
Các bệnh đau
dây thần kinh ngoại biên, co cứng các cơ do lạnh: đau vai gáy, đau lưng, liệt
dây VII ngoại biên ...
DỊ ứng nổi
ban do lạnh, viêm mũi dị ứng...
b. Ngoại cảm
phong nhiệt:
Cảm mạo có sốt,
giai đoạn đầu viêm long khởi phát của các bệnh truyền nhiễm (phần vệ của ôn bệnh)
có các triệu chứng: sốt nhiều, sợ lạnh ít, khát, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
Dùng các thuốc tân lương giải biểu để chữa như Bạc hà, Lá dâu, Hoa cúc, Rễ sắn
dây... các bài thuốc như Ngân kiều tán (Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp, Đậu
xị. Cát cánh, Bạc hà, Ngưu bàng tử, Lô căn).
Viêm màng tiếp
hợp cấp theo mùa, siêu vi trùng...
c. Ngoại cảm
phong thấp:
Viêm khớp dạng
thấp, viêm khớp cấp, đau dây thần kinh ngoại biên, dùng các thuốc phát tán
phong thấp như Hy thiêm, Ké đầu ngựa, Thổ phục linh, Thiên niên kiện ...
d. Bệnh
phong thủy:
Viêm cầu thận
cấp dị ứng do lạnh, có hiện tượng phù từ lưng trở lên kèm theo sốt, sợ lạnh,
suyễn, viêm họng.... Thường dùng bài Việt tỳ thang (Ma hoàng, Thạch cao, Sinh
khương, Cam thảo, Đại táo).
e. Bệnh sởi
lúc chưa mọc ban thường dùng các vị thuốc như Bạc hà, Kinh giới. Lá dâu... để
thúc mọc ban.
2.1.3. Chú ý
- Không được
dùng phép hãn khi ỉa chảy, nôn, mất nước...
- Mùa hè
không nên cho ra mồ hôi nhiều, sợ mất nước gây trụy mạch.
- Khi bệnh
xuất hiện ở biểu và lý cùng một lúc, thì vừa dùng phép phát hãn để giải biểu vừa
dùng phép chữa bệnh ở lý. Như âm hư vừa có biểu chứng thì vừa bổ âm vừa giải biểu
(phần này sẽ nói rõ ở chương các bài thuốc giải biểu).